Em làm nghề buôn bán, mỗi lần chồng chở em đi lấy hàng hay đi công chuyện, em đều phải cho anh ta tiền, cứ như là đi xe ôm vậy.
Em năm nay 29 tuổi, đã có chồng và hai đứa con. Chồng lười lao động, chỉ mê chơi game. Từ hồi chúng em lấy nhau đến giờ, hầu như anh ấy chẳng làm gì để giúp đỡ vợ. Chồng em có đi làm ở cơ quan nhưng không đưa tiền cho vợ, tất cả tiền cũng chỉ cung phụng cho những trò chơi đó. Có lúc anh ta còn về nhà đánh vợ. Em làm nghề buôn bán, mỗi lần chồng chở em đi lấy hàng hay đi công chuyện, em đều phải cho anh ta tiền, cứ như là đi xe ôm vậy. Giờ em muốn ly dị nhưng tội nghiệp hai đứa con, vì trước đây em cũng từng lớn lên mà không có cha. Xin hãy cho em lời khuyên. (Lê)
Trả lời:
Người xưa nói: “Của chồng công vợ” là vì người chồng làm ra của cải nhưng không giữ được mà chỉ có người vợ giữ được nên công thuộc về vợ, về người giữ của cải. Theo logic này thì vợ chồng khó có ai cùng thành công, người này thành công phải nhờ vào người kia và cứ thế phát triển thành nền tảng gia đình. Nền tảng gia đình chính là giá trị chia sẻ của vợ chồng hơn là của cải nhiều hay ít.
Với bạn, “29 tuổi, đã có chồng và hai đứa con, một trai một gái” cho thấy gia đình bạn có nếp có tẻ và hạnh phúc, nhất là “hai bé đều ngoan”. Chỉ có một chút “chồng bạn lại lười lao động, chỉ mê chơi game”. Đây là tật xấu của thói nghiện game sinh ra, nhưng so với “nghiện cờ bạc”, “nghiện ma túy”... thì nghiện game còn đỡ hơn nhiều. Cái sai lầm của bạn là không đưa người chồng vào kỷ cương từ lúc mới cưới. Lẽ ra, lúc mới lấy nhau phải phân công trách nhiệm cho từng người, chồng làm gì, vợ làm gì, cùng nhau làm gì thì hôm nay không thành vấn đề phức tạp.
Chắc buôn bán cũng khấm khá nên bạn không bắt buộc anh ấy phải đóng góp tiền ăn, tiền nuôi con... theo đúng tài khoản nào đó. Khi có tiền mà vợ không gây sức ép người đàn ông sẽ được thỏa mãn sở thích chơi game. Cho đến nay “tất cả tiền chỉ cung phụng cho những trò chơi đó” là vì anh ấy đã “nghiện game”. Khi nghiện game, người ta có thể bỏ tất cả để vùi đầu vào game, và khi hết tiền, họ sẽ xuất hiện như cơn đói nên có thể tìm mọi cách để có tiền. Lúc này, nếu ta đụng vào tự ái của họ, họ sẽ liều lĩnh như “thậm chí có lúc còn về nhà đánh vợ”. Việc chồng bạn giúp bạn “đi lấy hàng hay đi công chuyện đều phải cho anh ta tiền” là vì anh ta luôn thiếu tiền chơi game. Nếu bây giờ bạn ly dị không chỉ “tội nghiệp hai đứa con” mà bạn cũng sẽ trống trải trong cuộc sống.
Bạn hãy tế nhị giúp chồng bạn “cai nghiện game” bằng cách tham gia chơi gane với anh ấy chút ít. Từ việc chơi game bên cạnh chồng, bạn trở thành người tri kỷ, chia sẻ, lúc đầu nói nhiều về thú vui chơi game sau đó chuyển dần một cách tế nhị về việc làm ăn, lo cho con cái, lo cho tương lai về sau... từ đó quản lý tiền và thời gian của anh ta. “Lạt mềm buộc chặt” sẽ giúp anh ta cảm thấy nhẹ nhàng, tỉnh táo giúp tâm trí anh ta tự thay đổi về ý chí và cảm xúc, nhận ra giá trị cuộc sống, dần dần anh ta thay đổi, lo làm ăn và sẽ bỏ game.
Chúc bạn thành công.
GS.TS. Vũ Gia Hiền
Hội khoa học Tâm lý & Giáo dục TP HCM
7 tin nhắn yêu thương khiến chàng đứng ngồi không yên
Những tin nhắn xin lỗi hay nhất
Người con gái khi yêu thật lòng…
Phải làm sao khi yêu đơn phương?
5 biểu hiện nàng giận nhưng vẫn yêu bạn rất nhiều
Bi kịch ngoại tình với bố chồng
Những gì ta mong muốn và cần nhất chỉ đến một lần trong đời
Tin nhắn hóm hỉnh - vũ khí chết ngườ
Cách xin lỗi người yêu dễ thương lãng mạn cực hiệu quả
Các chàng “yêu không dám nói”!